Họp Báo (4) : Đức Giáo Hoàng từ chức « nếu Chúa truyền dạy »

Chức vị giáo hoàng là một sự phục vụ

AOÛT 04, 2022 19:36 HÉLÈNE GINABATVOYAGES

Chuyến bay trở về từ Canada

Trả lời câu hỏi nóng bỏng trên nhiều bờ môi, để biết nếu có ngày nào ngài từ chức, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời : « Chính Chúa truyền dạy ». Nếu Đức Giáo Hoàng dòng Tên cảm thấy rằng Chúa « truyền dạy điều gì » qua « một sự gợi hứng », ngài sẽ thực hiện « một sự phân định để xem Chúa truyền dạy điều gì ? »  

Trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về sau chuyến tông du Canada (24-30/7/2022), hôm thứ sáu 29/7/2022, ĐGH Phanxicô đã trả lời các câu hỏi của nữ ký giả Caroline Pigozzi, của tờ tuần báo Paris Match, hỏi ngài về một sự từ chức có thể diễn ra.

« Chính Chúa sẽ phán điều đó. Người tu sĩ dòng Tên tìm cách thi hành thánh ý Chúa, và kể cả Đức Giáo Hoàng dòng Tên cũng phải làm như thế », ngài nhấn mạnh. « Có thể rằng Chúa muốn sai tôi đến một xó nào đó, đó là chuyện của Người, chính Người truyền dạy »  

Còn để biết xem ngài cảm thấy mình là Giáo Hoàng nhiều hơn hay tu sĩ dòng Tên nhiều hơn, ĐGH Phanxicô trả lời « Tôi cảm thấy mình là tôi tớ của Chúa, với tập quán của tu sĩ dòng Tên ». Ngôi vị Giáo Hoàng không phải là một « linh đạo », mà là một « sự phục vụ », mà mỗi người mang nặng trên vai « với linh đạo của riêng mình, với các ân sủng của riêng mình, với lòng trung thành của riêng mình và với tội lỗi của riêng mình ».

Sau đây là câu hỏi của nữ ký giả Caroline Pigozzi (Paris Match) và câu trả lời của ĐGH Phanxicô

Sáng hôm nay, ngài đã gặp gỡ tại tòa tổng giám mục, như mỗi lần ngài đến một đất ước nào, với các thành viên của Dòng Tên, gia đình của ngài. Cách đây 9 năm, khi trở về từ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới JMJ tại Brasil, ngày 28/7/2013, tôi đã hỏi ngài có còn cảm thấy mình là tu sĩ Dòng Tên không ? Ngài trả lời có. Ngày 04/12 vừa qua, sau khi gặp các tu sĩ Dòng Tên của Hy Lạp, tại Athêna, ngài đã giải thích điều này : « Khi người ta đưa ra một tiến trình, phải để cho nó phát triển, để cho công trình lớn lên rồi sau đó, phải rút lui. Tất cả các tu sĩ Dòng Tên phải làm như thế, không có công trình nào thuộc quyền sở hữu của họ cả bởi vì điều đó thuộc quyền sở hữu của Chúa ». Thưa Đức Thánh Cha, lời tuyên bố này có thể, một ngày kia cũng có giá trị đối với một vị Giáo Hoàng Dòng Tên không ?

Tôi tin rằng có, có.

Có phải điều này có nghĩa là ngài sẽ có thể từ chức như các tu sĩ Dòng Tên không ?

Phải, phải ; đó là một ơn gọi.

Ơn gọi làm Giáo Hoàng hay là ơn gọi làm tu sĩ Dòng Tên ?

Tùy Chúa truyền dạy. Người tu sĩ Dòng Tên tìm kiếm – tìm kiếm, không làm thường xuyên, không thể được, tìm kiếm – để làm theo thánh ý Chúa, và kể cả Giáo Hoàng Dòng Tên cũng phải làm như thế. Khi Chúa phán, nếu Chúa phản với bạn « đi tới », thì bạn đi tới ; nếu Chúa phán với bạn « đi vào một xó », bạn đi vào một xó. Nhưng chính là Chúa…

Nhưng ngài dường như muốn nói rằng chúng ta đợi chờ cái chết, ở độ đó…

Nhưng tất cả chúng ta đền đợi chờ cái chết !

Tôi muốn nói, ngài không từ chức trước à…

Điều Chúa phán. Chúa có thể phán : « Từ chức đi ». Chính là Chúa truyền dạy. Có câu chuyện của thánh Inhaxiô, quan trọng : khi một người mệt mỏi, đau ốm, đã thưa với thánh Inhaxìô rằng : « Tôi không thể cầu nguyện », ngài miễn cho người đó cầu nguyện. Nhưng ngàì không bao giờ miễn xét mình : mỗi ngày hai lần, nhìn xem những gì đã xẩy ra… Đây không phải là một vấn đề có hay không có tội lỗi ; không : « Linh đạo nào đã thúc đẩy tôi hôm nay ? ». Ơn gọi của chúng ta nói rằng : « đi tìm xem những gì đã xẩy ra ngày hôm nay. Nếu – đây là giả thuyết – tôi thấy rằng Chúa phán với tôi điều gì, một gợi hứng của chuyện này hay chuyện kia, tôi phải làm một sự phân định để biết điều Chúa yêu cầu. Có thể xẩy ra là Chúa muốn sai tôi đi vào một xó, đó là chuyện của Người, chính Người là Đấng truyền dạy. Tôi tin rằng điều này chính là cách sống đạo của một tu sĩ Dòng Tên : luôn ở trong sự phân định thiêng liêng để lấy những quyết định, để chọn những con đường để làm việc và cũng để chọn lựa những dấn thân của mình. Sự phân định là chìa khóa trong ơn gọi của người tu sĩ Dòng Tên. Điều này là quan trọng. Thánh Inhaxiô đã rất kiên quyết trên điểm này, bởi vì đó chính là kinh nghiệm bản thân của ngài về phân định thiêng liêng đã dẫn ngài đến sự hoán cải. Và những bài tập thiêng liêng thực sự là một ngôi trường dạy phân định. Chính như thế mà người tu sĩ Dòng Tên, nhờ ơn gọi, phải là một con người của phân định, phân định các tình huống, phân định lương tâm của chính mình, phân định những quyết định phải lấy. Và vì vậy người tu sĩ Dòng Tên phải mở ra với tất cả những gì Chúa yêu cầu mình. Đó là một phần linh đạo của chúng tôi.

Nhưng bây giờ, ngài cảm thấy mình là Giáo Hoàng nhiều hơn hay tu sĩ Dòng Tên nhiều hơn ?

Tôi không bao giờ làm sự so sánh này ! Không bao giờ ! Tôi cảm thấy mình là tôi tớ của Chúa, với tập quán của người tu sĩ Dòng Tên, bởi vì không có linh đạo Giáo Hoàng, cái đó không có. Mỗi vị Giáo Hoàng đưa ra linh đạo riêng của mình. Xin hãy nghĩ tới thánh Gioan Phaolô II, với linh đạo Đức Mẹ tươi đẹp của ngài, mà ngài đã có trước và ngài vẫn có khi là Giáo Hoàng. Xin hãy nghĩ tới tất cả các vị Giáo Hoàng đã triển khai linh đạo của chính các ngài. Thiên chức Giáo Hoàng không phải là một linh đạo, đó là một công việc, một chức vụ, một sự phục vụ, nhưng mỗi đấng mang trong linh đạo riêng của chính mình, với những ân điển của chính mình, với lòng chung thủy của chính mình và với cả tội lỗi của chính mình. Nhưng không có linh đạo Giáo Hoàng, chính vì thế mà không có sự so sánh giữa linh đạo Dòng Tên và linh đạo Giáo Hoàng bởi vì cái thư hai này không hiện hữu. Cô hiểu không ? Cảm ơn, cảm ơn.

© Traduction de Zenit, Hélène Ginabat

Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.

Conférence de presse (4) : le pape se retirera « si le Seigneur le commande » – ZENIT – Francais

 39 khách đã đọc bài này
This entry was posted in Chưa được phân loại. Bookmark the permalink.