« Đây là điều Chúa muốn để làm cho chúng ta hiểu »

Phỏng vấn đặc biệt nhân kỷ niệm 10 năm triều đại Giáo Hoàng

MARS 10, 2023 18:55 HÉLÈNE GINABATPAPE FRANÇOIS

© Www.Cath.Ch

« Hôm đó trời mưa và không một bóng người. Tôi cảm thấy Chúa đang ở đó. Đó là điều mà Chúa đã muốn làm cho chúng ta hiểu thế nào là thảm kịch, là cô đơn, là bóng tối và là dịch bệnh » : đó là những gì ĐGH Phanxicô đã gợi nhớ cho một hãng truyền thông Thụy Sĩ về thời gian cấm túc vốn đã ghi đậm dấu ân cho triều đại Giáo Hoàng của ngài, và kinh nguyện nổi tiếng « thời đại dịch » hôm 27 tháng 3 năm 2020, trên Quảng Trường Thánh Phêrô, mà hình ảnh đã làm thế giới xúc động.

ĐGH Phanxicô đã chấp nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền, nhân ngày kỷ niệm 10 năm của triều đại Giáo Hoàng của ngài, dành cho nhà báo Paolo Rodari, của đài truyền thanh-truyền hình Thụy Sĩ nói tiếng Ý (RSI). Toàn cuộc tiếp xúc, mà một phần đã được đăng tải rồi trên trang nhà của kênh này, sẽ được phát đi vào lúc 20 giờ 40 ngày chúa nhật 12/3/2023, hôm trước ngày kỷ niệm ngài được trúng cử.

Từ những câu hỏi cá nhân…

Câu hỏi không thể thiếu : cái gì có thể thúc đẩy Đức Giáo Hoàng từ nhiệm ? « Một sự mệt mỏi không cho anh nhìn rõ ràng mọi chuyện. Sự thiếu đi sáng suốt, để biết đánh giá các tình huống. Và còn nữa, có thể là vấn đề thể lực », Đức Giáo Hoàng trả lời. Trên điểm cuối này, ngài nói rằng ngài theo những khuyến nghị mà ngài luôn hỏi những người biết ngài, « nhất là một số các Đức Hồng Y thông minh », ngài nói một cách khôi hài. « Và các ngài nói sự thật với tôi : Đức Thánh Cha tiếp tục đi, không sao đâu. Nhưng xin ngài vui lòng, ngài hãy kêu lên khi còn có thể kêu được ! ».

Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng, người Argentina đã mừng sinh nhật của ngài hồi tháng chạp năm ngoái, đã thú nhận rằng « sức đề kháng thể chất bị giảm sút ». Vấn đề đầu gối của ngài tuy bây giờ đã đỡ, nhưng đó là một sự « sỉ nhục thể chất » : « tôi hơi xấu hổ » phải ngồi xe lăn, ngài thú nhận.

Trong những vấn đề riêng tư, vị cựu tổng giám mục của Buenos Aires, người quen sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng của thủ đô Argentina, thừa nhận rằng điều ngài thiếu thốn trong ngày hôm nay, đó là « đi bộ, đi bộ ngoài đường phố ». Hồi trước tôi đi bộ nhiều ? Tôi đi mêtrô, đi xe buýt, luôn luôn cùng với những người khác ».

Về chuyện ngài chọn cư ngụ trong Nhà Thánh Martha, ĐGH Phanxicô vẫn nhắc lại điều ngài đã luôn khẳng định, nhu cầu của ngài là được gặp những người khác : « Hai ngày sau khi được bầu, tôi đã đi tiếp nhận Dinh Tông Tòa. Không có vẻ lộng lẫy mấy. Được xây cất tiện lợi, nhưng nó quá lớn. Lúc đó tôi đã có cảm tưởng nó như thể là một cái phễu (quặng) úp ngược xuống. Về tâm lý mà nói thì tôi không chịu được chuyện này. Tôi vô tình đi qua căn phòng mà tôi ở. Và tôi đã nói : ‘‘Tôi ở lại đây’’. Đó như là một khách sạn, có 40 người làm việc tại Giáo Triều cư ngụ trong nhà này. Ở đây người ta đến từ tứ phương ».

Một vấn đề khác đã tốn nhiều giấy mực trong thời gian gần đây, đó là quan hệ với Đức Cựu Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ngài cư ngụ cho đến lúc mất tại nhà dòng Mater Ecclesiae, trong Thượng Uyển của Vatican : « Ngài là một người của Thiên Chúa, tôi rất mến ngài », ĐGH Phanxicô tuyên bố, ngài nhắc lại cuộc gặp gỡ chót của hai người vào dịp lễ Giáng Sinh : « Ngài gần như không còn nói ra tiếng. Ngài nói rất, rất, rất là nhỏ. Phải có người dịch lại lời nói của ngài. Nhưng ngài rất sáng suốt. Ngài thường đặt những câu hỏi : người đó thế nào ? Vấn đề đó ra sao ? Ngài biết hết mọi chuyện. Thật là một niềm vui được nói chuyện với ngài. Tôi đã hỏi ý kiến ngài. Ngài đã đưa ra ý kiến của ngài, luôn là quân bình, tích cực, một nhà hiền triết. Nhưng lần chót, thì thấy rằng sắp hết »

… đến những câu hỏi về Hội Thánh, xã hội và chính trị

Giải thích về sự giản dị của tang lễ của người tiền nhiệm, ĐGH Phanxicô kể rằng « những người trách nhiệm lễ nghi đã ‘‘nhức đầu’’ để tổ chức tang lễ cho một vị Giáo Hoàng không tại chức. Thật là khó để phân biệt ». Từ đó, ngài đã yêu cầu nghiên cứu các lễ nghi « cho tất cả các vị Giáo Hoàng trong tương lai, tất cả mọi Đức Giáo Hoàng » : « người ta đang nghiên cứu để đơn giản hóa đôi chút, để loại bỏ những gì không phải là phụng cụ », ngài xác định.

ĐGH Phanxicô được gọi là « Đức Giáo Hoàng của những người bé mọn nhất » có nghĩa là gì ? Ngài trả lời « Đúng là tôi thích những người bị loại bỏ, nhưng điều này không có nghĩa là tôi ruồng bỏ những người khác. Những người nghèo được Chúa Giêsu thương yêu. Nhưng Chúa Giêsu không xua đuổi những người giầu ». « Không ai bị loại bỏ », Đức Giáo Hoàng nói tiếp, ngài nhắc lại rằng Chúa Kitô mời gọi « mọi người, người bệnh tật, người tốt và kẻ xấu, người bé mọn và kẻ quyền thế, người giầu có và kẻ nghèo hèn, tất cả mọi người ». Và ngài nhấn mạnh : « Hội Thánh không phải là một căn nhà cho một số người, Hội Thánh không tuyển lựa. Đó là dân thánh trung thành của Thiên Chúa : tất cả mọi người ».

ĐGH Phanxicô cảnh báo chống lại « tội lỗi », « những người nam của Hội Thánh », « những người nữ của Hội Thánh tạo xa cách » : « đây có chút gì là kiêu căng của thế gian, cảm thấy mình công chính hơn người khác, nhưng cái đó không đúng. Chúng ta tất cả đều là những kẻ có tội ». « Vào thời khắc của thực tế, ngài khuyến nghị, anh hãy đặt sự thật của mình lên bàn và anh sẽ thấy rằng anh là kẻ tội lỗi ».

Được hỏi về điều gì mà một vị Giáo Hoàng đến từ tận cùng thế giới có thể mang đến cho Châu Âu, Đức Giáo Hoàng người Argentina viện dẫn một người đồng hương của ngài, nữ triết gia Amelia Podetti, đối với bà thì « sự thật được thấy rõ từ các thái cực hơn là từ trung tâm ». « Với khoảng cách, người ta hiểu được tính phổ quát. Đó là một nguyên tắc xã hội, triết lý và chính trị ».

Đức Giáo Hoàng cũng tâm sự về « thế chiến thứ ba » hiện nay : « nó đã bắt đầu từ những mảnh vụn và bây giờ không ai là có thể nói nó không phải là một cuộc chiến tranh thế giới. Tất cả các cường quốc lớn đều bị lôi cuốn vào. Chiến trường hiện nay là Ukraina. Chính là ở đó mà thế giới đánh nhau ». Và đã phải một lần nữa ân hận về công nghệ sản xuất vũ khí : « đây là một thị trường. Người ta gây ra chiến tranh, người ta bán ra vũ khí cũ và thử nghiệm vũ khí mơi ».  

Riêng đối với ông Putin mà ngài đã gặp nhiều lần trước cuộc chiến tranh tại Ukraina, ĐGH Phanxicô lập lại rằng ngài sẵn lòng đi tới Moscow : « Ông Putin biết rằng tôi sẵn sàng » giúp cho thương thuyết. « Tôi sẽ nói với ông ta như tôi nói nơi công cộng », ngài xác định trước khi tố cáo : « Ở đó có những lợi nhuận đế quốc, không chỉ là đế quốc Nga, mà còn những đế quốc ở những nơi khác nữa. Bản chất của đế quốc chính là đặt các quốc gia ở hàng thứ yếu ».

Nhiều cuộc tranh chấp khác cũng đặc biệt làm ĐGH Phanxicô bận tâm : « Nước Yêmen, nước Syria, những người Rohingya đáng thương ở Miến Điện. Lý do của những đau khổ đó là gì ? Các cuộc chiến tranh gây tai hại. Không có Thần Khí của Thiên Chúa. Tôi không tin vào các cuộc thánh chiến ».

Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.

« C’est quelque chose que le Seigneur a voulu pour nous faire comprendre… » – ZENIT – Francais

 17 khách đã đọc bài này
This entry was posted in Chưa được phân loại. Bookmark the permalink.