Tiếp xúc với Đức Hồng Y Parolin sau chuyn tông du trở về
5 décembre 2017 Marina Droujinina – Pape François, Voyages pontificaux
Đức Hồng Y Parolin
Một sự áp dụng cụ thể các nguyên tắc căn bản « của sự tôn trọng các quyền con người, bắt đầu bằng quyền quốc tịch » và « của sự gia tăng giá trị của tất cả các nhóm thiểu số », có thể sẽ dẫn đến « hòa bình và ổn định » tại Miến Điện và Bangladesh, Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã tuyên bố với tờ báo Osservatore Romano sau khi ngài tháp tùng Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du Á Châu vừa qua (27/11-02/12/2017).
« Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mãnh nhiều về hai phương diện này, ngài nói và nhấn mạnh đến tư tưởng rất đắc ý của ngài, là những dị biêt không được trở thành một sự đối đầu và một cuộc tranh chấp ».
Một giải pháp cho người Rohingyas
Xung quanh vấn đề dân tộc thiểu số Rohingya ở Miến Điện, Đức Hồng Y đã « ghi nhận một sự bận tâm to lớn, nhất là lúc sang Bangladesh, về tình hình này ». « Khó mà nói trước được, ngài nói, nhưng tôi nghĩ rằng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng chắc chắn đã giúp tìm được một giải pháp ».
« Đồng thời, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc rằng « mục đích chính » của chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng « là gặp các Giáo Hội địa phương, và kể như họ là những Giáo Hội ‘thiểu số’ ». Người Công Giáo của Miến Điện và Bangladesh « đã cảm thấy » sự « gần gũi » của Đức Giáo Hoàng, « tình tương yêu của Đức Giáo Hoàng đối với họ », ngài nhấn mạnh, « họ đã cảm thấy vững lòng và mạnh mẽ trở lại ».
« Sự chung sống hòa bình » xây dựng trên đối thoại và sự tương kính lẫn nhau cũng là trung tâm của những mối bận tâm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. « Đức Thánh Cha, ĐHY Parolin nói, đã nhấn mạnh trong cả hai trường hợp, với người Phật Giáo của Rangoon cũng như với người Hồi Giáo của Dacca, sự quan trọng của đối thoại liên tôn và sự quan trọng cho người Kitô hữu là phải cổ vũ sự hài hòa giữa các lực lượng tôn giáo hiện diện trong các đất nước cũng như phải là men sống và tích cực cho công ích của xã hội, cho sự xây dựng một tình trạng cùng tồn tại hòa bình và cho sự phát triển của hai quốc gia ».
Phẩm giá cua phụ nữ
Đức Quốc Vụ Khanh cũng đã dừn lại trên hiện tượng là cả hai quốc gia với đa số theo Phật Giáo và Hồi Giáo đều được lãnh đạo bởi phụ nữ : Bà Aung San Suu Kyi và Bà Sheikh Hasina. « Điều này có thể dấy lên một sự ngạc nhiên nào đó, nhưng nó chứng minh phẩm giá của hai vị nữ lãnh tụ đó », ngài ghi nhận. « Đây là hai người phụ nữ đã được tôn vinh vì sự đóng góp cho các quốc gia liên hệ của họ, chiếm được sự tin tưởng của công dân nước ho », DHY Parolin nhấn mạnh.
Liên quan đến bà Aung San Suu Kyi, DHY nói, « chỉ cần nhớ lại… những gì bà ta đa làm và đã chịu bao đau khổ cho nên dân chủ tại Miến Điện, và những gì bà còn đang làm, mặc dù có nhiều khó khăn ». « Về phần Bà Sheikh Hasina, ngài nói tiép, bà đã dấn thân trong tiến trình phát triển Bangladesh, đặc biệt để vượt qua tình trạng nghèo đói tuyệt đỉnh, đạt được những kết quả đáng kể, và cũng được công nhận bởi các tổ chức quốc tế » .
Mất việc hay hụt Đức Giáo Hoàng
Trong chuyến tông du, Đức Hồng Y Parolin đã tâm sự là ngài đã bị « đánh động bởi sự đáng mến của người Á Châu, được biểu lộ trong một sự tử tế to lớn, trong một tính hiếu khách và kính trọng đối với khách ». Ngài cũn đã « trải nghiệm nét đẹp của Giáo Hội trong sự đa dạng của mình, đặc biệt trong cử hành các lễ nghi ».
Khi nói về những cuộc gặp gỡ đã đặc biệt gây xúc động cho ngài, Đức Hồng Y đã kể hai « mẩu chuyện ». Chuyện thứ nhất đã xẩy ra nhân cuộc họp mặt liên tôn tại thủ đô của Bangladesh, khi người đại diện xã hội dân sự đã nói đến các nhóm thiểu số. Trong lúc mà mẩu chuyện thứ hai diễn ra trước nhà thờ Saint Rosaire tại Dacca, nơi Đức Hồng Y « đã có dịp trao đổi vài câu với một giáo hữu ».
« Người đó đã thố lộ với tôi rằng anh ta đã nói với những người chủ Hồi Giáo của anh rằng : ‘Đức Giáo Hoàng tới, hoặc là các ông cho tôi đi, hoặc là tôi sẵn sàng mất việc, chứ không muốn mất cơ hội để nhìn thấy ngài, , bởi vì đây là cơ hội duy nhất của đời tôi’… Đó là dấu chỉ một Đức Tin mạnh mẽ, một chứng tác thống thuộc vào Hội Thánh từ các Kitô hữu này ».
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit