Tây Phương phải học nhập định : họp báo trên chuyến bay Tokyo – Rôma (4)

Sở hữu một vũ khí hạt nhân là vô luân

NOVEMBRE 28, 2019 11:58 ANNE KURIANPAPE FRANÇOISVOYAGES PONTIFICAUX

Họp báo trên chuyến bay Tokyo – Rôma

« Học tập nhập định giúp nhiều cho xã hội tây phương chúng ta – luôn quá vội vã », Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh khi ngài trở về sau chuyến tông du Thái Lan và Nhật Bản, ngày 26/11/2019. Ngài mời gọi « hãy học tập dừng lại và cũng ngắm nhìn vạn vật với tâm hồn thơ mộng », như ở Phương Đông « họ có khả năng nhìn ngắm vạn vật với đôi mắt có thể nhìn xa hơn nữa ».

Trả lời những câu hỏi của các phóng viên, Đức Giáo Hoàng đã khẳng định một lần nữa rằng « việc sử dụng vũ khí hạt nhân là phi đạo đức… và không chỉ việc sử dụng, mà còn cả việc sở hữu nữa, bởi vì một tai nạn, hay sự điên khùng của một người lãnh đạo, sự điên khùng của chỉ một kẻ cũng có thể hủy diệt toàn thể nhân loại.

Sau đây là bản dịch của Vatican News đoạn này cuộc họp báo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trên chiếc phi cơ của công ty hàng không Nhật Bản ANA.

Cha Makoto Yamamoto, của Catholic Shimbum

Chúng con hết lòng cảm ơn Đức Thánh Cha đã tới Nhật Bản từ rất xa. Con là linh mục triều ở gần Nagasaki. Đức Thánh Cha đã thấy Nagasaki và Hiroshima, Đức Thánh Cha đã cảm thấy thế nào ? Xã hội và Gíáo Hội tây phương có học được gì từ xã hội và Gíáo Hội đông phương không ?

« Tôi bắt đầu trả lời câu sau này trước. Có một câu tục ngữ đã soi sáng tôi rất nhiều : ‘‘Lux ex Oriente, ex Occidente luxux’’. Ánh sáng đến từ phương đông, xa xỉ, tiêu thụ đến từ phương tây. Chính xác là có sự khôn ngoan đó của Đông Phương, vốn không chỉ là một sự khôn ngoan về hiểu biết, mà còn về thời gian và nhập định. Học tập sự nhập định giúp nhiều cho xã hội tây phương của chúng ta – luôn quá vội vã – học tập dừng lại và cũng để nhìn ngắm vạn vật với tâm hồn thơ mộng. Đây là một ý kiến cá nhân, nhưng tôi nghĩ rằng ở Tây Phương hơi thiếu một chút thơ mộng đó. Có nhiều những chuyện thơ mộng rất đẹp, nhưng Đông Phương họ đi xa hơn. Đông Phương có khả năng nhìn vạn vật với đôi mắt có thể nhìn xa hơn, tôi không muốn dùng từ « hướng thượng » bởi vì có những tôn giáo đông phương không nói đến hướng thượng mà nói đến một cách nhìn xa hơn giới hạn của tính nội tại, nhưng không nói hướng thượng. Vi thế, tôi dùng những từ như thơ mộng, tính cho không, sự tìm kiếm cái toàn hảo của chính mình trong chay tịnh, trong hối cải, trong kinh sách của những bậc hiền triết đông phương. Tôi tin rằng điều này sẽ có ích cho chúng ta, những người Tây Phương, để chúng ta dừng lại đôi chút và dành thời gian cho sự khôn ngoan.

Nagasaki và Hiroshima cả hai đều đã chịu đựng bom nguyên tử khiến cho hai thành phố giống nhau. Nhưng có một sự khác biệt. Nagasaki không chỉ có trái bom, mà còn có các Kitô hữu. Nagasaki có những gốc rễ Kitô giáo, Kitô giáo là xưa cũ, đã có những cuộc bách hại các Kitô hữu trên khắp nước Nhật, nhưng tại Nagasaki, bách hại rất là mãnh liệt. Vị thư ký của tòa khâm sứ đã đưa cho tôi tấm phóng ảnh bằng gỗ trên đó có viết « truy lùng » của thời đó : người công giáo bị truy lùng ! Nếu bạn tìm thấy một người, rồi đi tố cáo người đó và bạn sẽ nhận được nhiều tiền thưởng, nếu tìm được một linh mục, tố cáo thì lại càng nhiều tiền thưởng hơn. Thật là ấn tượng, bách hại trong nhiều thế kỷ, đó là một hiện tượng Kitô giáo đã phần nào đã « tương đối hóa », trong ý nghĩa tốt của từ này, vụ bom nguyên tử. Trái lại, đi tới Hiroshima, chính chỉ đơn thuần là nhớ tới bom nguyên tử, vì đây không phải là một thành phố Kitô giáo như Nagasaki. Bởi vậy tôi đã muốn đi tới cả hai. Trong cả hai trường hợp, đã có tai họa nguyên tử.

Hiroshima đã là một Bài Giáo Lý nhân bản về sự độc ác, tôi đã không được tới xem viện bảo tàng của Hiroshima vì vấn đề thời gian, bởi vì hôm đó là một ngày xấu (thời khóa biểu rất chặt, Zenit), nhưng người ta nói là rất đáng sợ : những bức thư của các nguyên thủ quốc gia, những tướng lãnh giải thích người ta có thể gây ra những tai họa thảm khốc hơn như thế nào. Đối với tôi, đó là một cuộc trải nghiệm quá là xúc động. Và ở đây, tôi đã nhắc lại rằng sự sử dụng các vũ khí hạt nhân là vô luân, bởi thế nó phải đi vào Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, và không chỉ việc sử dụng, mà còn cả sự sở hữu chúng, bởi vì một tai nạn, hay một sự điên khùng của một người lãnh đạo, sự điên khùng của chỉ một kẻ cũng có thể hủy diệt toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy nghĩ đến câu nói này của ông Einstein : ‘‘Chiến tranh thế giới thứ tư sẽ được được tiến hành với gậy gộc và sỏi đá’’.

Traduction © Vatican News

Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.

https://fr.zenit.org/articles/loccident-doit-apprendre-la-contemplation-conference-de-presse-tokyo-rome-4/

 562 khách đã đọc bài này
This entry was posted in Chưa được phân loại. Bookmark the permalink.