Bài Giáo Lý (toàn văn)
MAI 04, 2022 17:33 HÉLÈNE GINABAT – AUDIENCE GÉNÉRALE, PAPE FRANÇOIS
Triều kiến chung ngày 04/5/2022
Tuổi già là « nơi quyết định » và « không thể thay thế » của sự làm chứng cho đức tin : người già « có sứ mạng rất quan trọng » là « vinh danh đức tin, và làm cho đức tin gắn bó chặt chẽ », « đến cùng », ĐGH Phanxicô đã khẳng định hôm thứ tư 04/5/2022.
ĐGH Phanxicô đã tiếp tục các bài giáo lý của ngài về chủ đề tuổi già. Trong buổi triều kiến chung trên Quảng Trường Thánh Phêrô, hôm 04/5/2022, trước khoảng 12 000 tín hữu, ngài đã bình giảng hình ảnh ông già Elêazar, trong Sách các vị tử đạo của Israel (sách Macabê), cuốn thứ hai, cụ đã từ chối một mưu kế để cụ thoát chết, nhằm không để các người trẻ bị lầm lạc bởi tấm gương của cụ.
Đức Giáo Hoàng tố cáo « cám dỗ ngộ đạo », « rất thời thượng vào lúc đó », theo cám dỗ này, « đức tin là một tâm linh, không phải là một sự thực tiễn ; một sức mạnh tinh thần, không phải là một cách sống ». Nếu đức tin Kitô giáo thực sự « không bao giờ bị thu hẹp lại thành một tổng hợp những lề luật về ăn uống hay hành xử ngoài xã hội », tuy nhiên nó là « thực tế » và « không chỉ là đọc kinh Tin Kính » mà là « tư duy nó », « hiểu biết nó » và « thực hành nó bằng hành động tay chân ».
Bằng sự làm chứng của cụ, cụ Elêazar cho thấy rằng việc thực hành đức tin không phải là « một lớp vỏ bọc bên ngoài mà người ta có thể bỏ đi, khi nghĩ rằng có thể giữ nó trong lòng » : « một cách hành xử như thế không tôn vinh đức tin, kể cả trước mặt Thiên Chúa », Đức Giáo Hoàng giải thích. « Sự tầm thường hóa bề ngoài » sẽ có một « tác dụng tàn phá đối với đời sống nội tâm của giới trẻ ».
Bài Giáo Lý về tuổi già – 8. Cụ Êlada, sự gắn bó chặt chẽ của đức tin, gia sản của danh dự
Thân chào quý anh chị em !
Trong hành trình của bài giáo lý này về tuổi già, ngày hôm nay chúng ta gặp một nhân vật của Thánh Kinh – một người già – có tên là Êlada, cụ đã sống ở thời kỳ bách hại của Antiochus Epiphane. Đây là một hình ảnh đẹp. Hình ảnh của cụ truyền lại cho chúng ta một sự làm chứng cho một quan hệ đặc biệt hiện hữu giữa lòng chung thủy của tuổi già và danh dự của đức tin. Ông cụ phải hãnh diện lắm phải không ? Tôi đích thực muốn nói đến danh dự của đức tin, chứ không chỉ đến sự gắn bó chặt chẽ, đến sự rao truyền, đến sự đề kháng của đức tin. Danh dự của đức tin thường hay chịu sức ép, thậm chí bạo lực, từ nền văn hóa thống trị, vốn tìm cách làm cho nó xuống cấp bằng cách cư xử với nó như là một di vật khảo cổ, hay một sự mê tín xưa cũ, một sự kiên trì lạc hậu vv…
Chuyện Kinh Thánh – chúng ta đã nghe một đoạn, nhưng tốt nhất là nên đọc toàn bộ câu chuyện – kể lại thời kỳ người Do Thái bị buộc, bởi một chiếu chỉ nhà vua, phải ăn thịt đã cúng tế ngẫu tượng. Khi đến lượt ông già Êlada, một vị trưởng thượng rất được người đời tôn kính, đã ở tuổi cửu tuần ; rất được mọi người tôn trọng – ông nói có nhiều người nghe -, các quan chức của nhà vua khuyên ông cụ giả vờ, nghĩa là làm bộ như đã ăn thịt, nhưng thật ra là không ăn. Giả bộ. Sự giả hình tôn giáo. Có nhiều phải không ? Có rất nhiều trường hợp giả hình trong tôn giáo, giả hình của tu sĩ, có nhiều. Họ nói với ông già rằng « Ông hãy giả bộ một chút, không ai biết đâu ». Như thế, ông Elada sẽ được thoát chết, và theo họ nói – nhân danh tình bạn, ông cụ sẽ có thể chấp nhận cử chỉ từ bi và tình cảm của họ. Lối thoát bằng giả hình. Rốt cuộc – họ nhấn mạnh – đây là một chuyện nhỏ, giả bộ ăn nhưng kỳ thật không ăn, một cử chỉ nhỏ thôi.
Đó là chuyện nhỏ, nhưng sự đáp trả bình tĩnh và cương quyết của ông già Êlada đặt trên một lý lẽ đánh động chúng ta. Điểm trung tâm là như sau : xỉ nhục đức tin trong tuổi già, để kiếm thêm lấy mấy ngày sống, không thể so sánh được với gia sản mà nó để lại cho những người trẻ, cho toàn thể những thế hệ tương lai. Nhưng đáng khen cho ông cụ Êlada. Một vị trưởng thượng đã sống trong sự kiên định đức tin trong cả cuộc đời của cụ, mà bây giờ lại phải thích nghi để giả vờ như chối bỏ nó, kết án thế hệ mới phải suy nghĩ rằng mọi đức tin chỉ là một trò bịp bợm, một vỏ bọc bề ngoài mà người ta có thể vứt bỏ, khi nghĩ có thể giữ gìn thầm kín trong lòng là đủ. Và không phải thế, cụ Êlada nói. Một cách hành xử như thế không tôn vinh đức tin, kể cả trước mặt Thiên Chúa. Và ảnh hưởng của sự tầm thường hóa bề ngoài sẽ mang tính phá hoại đối với nội tâm của những người trẻ. Nhưng sự kiên trì của con người này đã nghĩ tới những người trẻ ! Ông cụ nghĩ đến sự thừa hưởng tương lai, ông cụ nghĩ đến dân của cụ.
Chính xác, tuổi già – và điều đó tốt cho các cụ phải không – ở đây xuất hiện như là nơi chốn mang tính quyết định, và là nơi không thể thay thế, của sự làm chứng này. Một người già, vì lý do sự mỏng giòn của mình, có thể sẽ chấp nhận coi việc thực hành đức tin như là không đáng kể, sẽ có thể làm cho những người trẻ tin rằng đức tin không có một quan hệ thực sự nào với cuộc sống. Nó xuất hiện ra với họ, ngay từ lúc xuất phát, như một sự tổng hợp những thái độ, vốn trong trường hợp này, có thể bị giả bộ hay che dấu, vì không có gì cũng quan trọng như sự sống.
Dị giáo ngộ đạo cổ xưa, một cạm bẫy rất mạnh mẽ và rất quyến rũ đối với Kitô giáo trong những thế kỷ đầu, thần học hóa về vấn đề này, đó là một chuyện xưa cũ : đức tin là một tâm linh, không phải một sự thực hành ; một sức mạnh thiêng liêng, không phải là một lối sống. Lòng chung thủy và sự tôn vinh đức tin, theo dị giáo này, chẳng có gì liên quan đến các cách hành xử của cuộc đời, các cơ chế của cộng đồng, và các biểu tượng của thể xác. Không liên quan gì cả. Sự quyến rũ của quan điểm đó rất mạnh, vì nó diễn giải theo cách của nó, một sự thật không thể chối cãi : đức tin không bao giờ có thể bị thu hẹp vào một tổng hợp những lề luật về ăn uống hay thực hành xã hội. Đức tin là một chuyện khác. Điều phiền phức là sự cực đoan hóa ngộ đạo của sự thật này hủy bỏ tính hiện thực của đức tin Kitô giáo, bởi vì đức tin Kitô giáo là thực tiễn, đức tin Kitô giáo không chỉ là đọc kinh Tin Kính : nó là tư duy kinh Tin Kính, là hiểu rõ điều đó và thực hành điều đó. Bằng cách hành động bằng tay chân. Thay vì điều đó, đề nghị ngộ đạo này là giả bộ, nhưng điều quan trọng là bạn có tâm linh nội tại và lúc đó bạn có thể làm điều bạn muốn. Và điều này không mang tính Kitô giáo. Đây là lạc giáo đầu tiên của những kẻ ngộ đạo, vốn là rất thời thượng ở đây vào lúc đó, trong nhiều trung tâm tâm linh, vv… Và nó cũng trống rỗng sự làm chứng của những người này đã tỏ ra những dấu chỉ cụ thể của Thiên Chúa trong cuộc sống của cộng đồng và đối kháng với những đồi bại của tinh thần thông qua các cử chỉ của thân xác.
Cám dỗ ngộ đạo vốn là – chúng ta phải nói trắng ra – những lạc giáo, một trong những lệch lạc tôn giáo của thời đó, cám dỗ ngộ đạo vẫn luôn mang tính thời sự. Trong nhiều xu hướng của xã hội chúng ta và của văn hóa chúng ta, việc thực hành đức tin chịu một sự biểu thị tiêu cực, đôi khi dưới hình thức trớ trêu mang tính văn hóa, đôi khi với một sự âm thầm loại ra ngoài biên. Sự thực hành đức tin đối với những kẻ ngộ đạo này vốn đã tồn tại từ thời Chúa Giêsu, được coi như một khía cạnh vô dụng và thậm chí còn gây hại, như một thứ cặn bã lỗi thời, như một sự mê tín trá hình. Tóm lại, có cái gì đó cho người già. Sức ép mà sự chỉ trích vô căn cứ này đè lên các thế hệ trẻ là rất lớn. Đương nhiên, chúng ta biết rằng việc thực hành đức tin có thể trở thành một chuyện bề ngoài một cách vô hồn, đó là nguy hiểm khác, điều ngược lại phải không ? Và thật vậy, phải không ? Nhưng tự bản thân, nó không phải vậy. Có lẽ tùy thuộc vào chúng ta, những người lớn tuổi – và còn có những người đó ở đây – để hoàn thành một sứ mệnh quan trọng : trả lại danh dự cho đức tin, làm cho nó trở thành mạch lạc, đó là điều làm chứng của ông cụ Êlada : sự mạch lạc đến cùng. Việc thực hành đức tin không phải là biểu tượng của sự yếu đuối của chúng ta – không -, nhưng thay vào đó là dấu chỉ của sức mạnh của nó. Chúng ta không còn là lũ trẻ con. Chúng ta không đùa cợt khi chúng ta dấn thân đi theo Chúa ! Không.
Đức tin đáng được tôn trọng và tôn vinh đến cùng : nó đã thay đổi cuộc sống của chúng ta, đã thanh tẩy tâm hồn chúng ta, đã dạy chúng ta thờ lạy Thiên Chúa và yêu thương người lân cận. Đó là một sự chúc lành cho mọi người ! Nhưng toàn bộ đức tin, không phải chỉ là một phần. Như ông Êlada đã làm, chúng ta sẽ không đánh đổi đức tin lấy một nhúm ngày tháng yên ổn. Không. Kiên trì cho đến cùng. Và như thế cụ đi đến tử đạo, đúng không. Với lòng khiêm nhượng và sự kiên trì, chúng ta sẽ chứng minh cho đến lúc tuổi già, rằng tin không phải là cái gì dành « cho người già ». Không. Đây là một chuyện của cuộc sống. Anh chị em hãy tin vào Chúa Thánh Thần, Đấng canh tân mọi sự, và sẽ phù giúp chúng ta một cách tự nhiên.
Thưa quý anh chị em lớn tuổi, để không nói là già, chúng ta cùng ở trong một nhóm, xin vui lòng, chúng ta hãy chú tâm đến những người trẻ : họ nhìn chúng ta. Họ quan sát chúng ta. Anh chị em đừng quên điều đó. Điều đó làm tôi nhớ đến cuốn phim của thời hậu chiến : “Các trẻ em đang nhìn chúng ta”. Chúng ta có thể cũng nói như thế với các người trẻ : giới trẻ đang nhìn chúng ta và sự kiên trì của chúng ta có thể mở ra cho họ một con đường sống tươi đẹp. Trái lại, một sự đạo đức giả có thể có sẽ gây nhiều điều xấu. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau. Cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả những người già chúng ta. Cảm ơn.
Copyright © Libreria Editrice Vaticana
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
La vieillesse, « lieu décisif et irremplaçable » du témoignage de la foi – ZENIT – Francais