Bài giáo lý của ĐGH Phanxicô (toàn văn)
JUIN 01, 2022 17:35 MARINA DROUJININA – AUDIENCE GÉNÉRALE, PAPE FRANÇOIS
Xe papamobile của Đức Giáo Hoàng, ngày 01 tháng 6 năm 2022
ĐGH Phanxicô tuyên bố rằng « tất cả chúng ta phải học hỏi tuổi già ». « Phải, ngài khẳng định, sống thọ là một ơn phúc, được hiểu như là sự phó thác bản thân cho sự săn sóc của người khác, bắt đầu là bởi chính Thiên Chúa »
Trong bài giáo lý thứ 12 về tuổi già, hôm thứ tư 01/6/2022, Đức Giáo Hoàng bình giảng Thánh Vịnh 70 và đặc biệt nhất là câu « Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà bóng xế, chớ bỏ rơi khi sức lực suy tàn ».
Đức Giáo Hoàng mời gọi « đừng che dấu tuổi già, đừng che dấu những mỏng manh của tuổi già ». Ngài nói về một « huấn quyền của sự mong manh », nó « mở ra một chân trời quyết định đối với sự cải tiến của nền văn minh của chính chúng ta ». Cuộc « cải cách » này « từ nay không thể thiếu cho sự tốt đẹp của sự chung sống của tất cả mọi ngườỉ, ngài ghi nhận, bởi vì « sự gạt bỏ người già ra ngoài lề xã hội, cả về khái niệm lẫn thực tế, làm hỏng mọi giai đoạn của cuộc đời, chứ không chỉ giai đoạn tuổi già ».
Đức Giáo Hoàng lên tiếng chống lại « cái văn hóa chất thải này », « cái xã hội của chất thải này » trong đó, những người lớn tuổi « bị gạt ra ngoài », bị lừa dối, « bị bỏ rơi không săn sóc », « bị thương tích bởi những hình thức khinh rẻ và hăm dọa ». « Những người già bị bỏ vào một xó của cuộc sống », Đức Giáo Hoàng nói.
Và ngài nhắc lại : « Bạn đừng quên rằng cả bạn nữa, tuổi già của bạn sẽ đến. Tuổi già đến với mọi người. Và cùng một cách mà bạn thích được đối xử vào lúc tuổi già, thì bạn hãy đối xử với những người già ngày hôm nay »
Những người già là « kho tàng », « là sự khôn ngoan », Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, những người già là ký ức của gia đình, ký ức của nhân loại, ký ức của đất nước ».
Bài Giáo Lý (Bản dịch toàn văn)
Thân chào quý anh chị em !
Lời cầu nguyện tuyệt vời của người già mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Vịnh 70 mà chúng ta đã nghe đọc, khuyến khích chúng ta suy ngẫm về sự căng thẳng mạnh mẽ trong tình trạng tuổi già, khi mà ký ức của những gian lao đã được vượt qua và những ân huệ đã thu nhận, bị thử thách về đức tin và về hy vọng.
Thử thách xuất hiện với sự yếu đuối, đồng hành với sự mỏng giòn và dễ tổn hại của tuổi già. Thánh vịnh gia – một người lớn tuổi hướng lên Chúa – đề cập một cách rõ ràng sự kiện là quy trình này trở thành một cơ hội để bỏ rơi, để lường gạt, để áp bức và để lạm dụng đang đổ xuống đầu những người già cả. Một hình thức hèn nhát trong đó xã hội của chúng ta đang chuyên biệt hóa. Đúng vậy ! Trong cái xã hội chất thải này, cái nền văn hóa chất thải này, những người già nua đã bị tách ra và phải chịu đựng những chuyện đó. Quả thật, không thiếu gì những người lợi dụng tuổi tác của người già để lường gạt, để đe dọa với trăm phương ngàn kế. Chúng ta thường đọc trên báo chí và nghe tin tức về những người già đã bị lừa đảo không thương tiếc để chiếm hữu tiền tiết kiệm của các cụ ; hay bị bỏ rơi không được bảo vệ hay bỏ rơi không được chăm sóc ; hay bị thương tích bởi những hình thức khinh miệt và đe dọa để các cụ từ bỏ quyền lợi của mình, kể cả trong gia đình – và điều đó là trầm trọng – những sự độc ác như thế đã diễn ra kể cả trong các gia đình. Những người già bị tách rời ra xa, bị bỏ rơi trong những nhà người già, con cái không đến viếng thăm, hay có đến thì cũng rất ít khi trong một năm. Những người già bị bỏ trong một xó của cuộc đời. Và điều đó đã xẩy ra : điều này xẩy ra trong ngày hôm nay, điều đó xẩy ra trong các gia đình, điều đó luôn xẩy ra. Chúng ta phải suy nghĩ về chuyện đó.
Toàn thể xã hội phải mau chóng chăm sóc những người lớn tuổi – các cụ vốn là kho báu ! -, ngày càng nhiều và thường bị bỏ rơi. Khi chúng ta nghe nói về người già bị mất hết sự tự chủ, mất hết sự an ninh, thậm chí cả nhà cửa của mình, chúng ta hiểu rằng xã hội hai mặt thời nay đối với tuổi già không phải là một vấn đề khẩn cấp, mà là một nét của cái văn hóa chất thải đang đầu độc thế giới chúng ta đang sống. Người già của Thánh Vịnh phó thác cho Thiên Chúa sự nản lòng của mình, ngài nói : « quân thù định nặng lời chống đối, quân rình hại mạng con đã nhất trí bầy mưu, bảo nhau rằng : ‘‘Thiên Chúa bỏ hắn rồi, cứ truy nã, bắt hắn đi, chả có ai cứu hắn đâu mà’’ (Tv 70 10-11). Các hậu quả là sinh tử. Tuổi già không chỉ mất đi phẩm giá của mình, mà người ta không chắc là sống thọ đã là tốt. Như vậy, chúng ta có cái cám dỗ là che dấu sự mỏng giòn của chúng ta, che dấu bệnh tật, tuổi tác và tuổi già của chúng ta, bởi vì chúng ta sợ rằng nó là bước đầu của sự mất đi phẩm giá của chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi : liệu có nhân bản khi đưa dẫn tới ý thức này không ? Làm sao mà nền văn minh hiện đại, quá tiên tiến, quá hữu hiệu, lại có thể không thoải mái với bệnh tật và tuổi già, lại dấu bệnh tật, dấu tuổi già ? Và làm sao mà chính trị, rất gắn liền với việc định ra những giới hạn của một cuộc sống xứng đáng, lại đồng thời vô cảm với phẩm giá của một sự chung sống yêu thương với những người già và người bệnh hoạn ?
Ông cụ già của Thánh Vịnh mà chúng ta đã nghe, ông cụ già đó đã nhìn thấy tuổi già của mình như một sự thất bại, tìm lại được lòng tin tưởng vào Chúa. Ông cụ cảm thấy cần được phù giúp. Và ông cụ đã hướng lên Thiên Chúa. Thánh Augustinô, khi bình giảng bài Thánh Vịnh này, đã khuyến nghị ông cụ : « Cụ đừng sợ bị bỏ rơi trong tuổi già của cụ. […] Tại sao cụ lại sợ rằng [Chúa] bỏ rơi cụ, sợ Người đặt cụ vào thời gian của tuổi già, khi sức mạnh của cụ bị suy yếu ? Quả vậy, chính vào thời điểm đó mà sức mạnh của Người sẽ ở trong cụ, khi sức lực của cụ thiếu đi » (Pl 36, 881-882). Và vị Thánh Vịnh gia đã khẩn cầu : « Ngài công chính, xin cứu vớt và giải thoát con, ghé tai nghe và thương cứu độ. Xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn, như thành trì để cứu độ con, núi đá và thành trì bảo vệ con, chính là Ngài (Tv 90, 2-3). Lời cầu khẩn chứng minh sự trung thành của Thiên Chúa và đặt thành vấn đề khả năng của Người làm lay động những lương tâm bị chuyển hướng bởi sự vô cảm đối với dụ ngôn về cuộc đời trần thế, vốn phải được giữ cho toàn vẹn. Ông cụ còn cầu nguyện như sau : « Lạy Thiên Chúa, xin đừng nỡ xa con ; lạy Thiên Chúa, xin Ngài mau trợ giúp ! Ước chi những người muốn hại mạng sống con, đều phải chịu nhục nhã ê chề ; kẻ tìm cách gây họa cho con, phải muôn vàn nhuốc nhơ xấu hổ ! » (c. 12-13).
Quả vậy, sự hổ thẹn phải đổ xuống cho những kẻ lợi dụng sự yếu đuối vì bệnh hoạn và vì tuổi già. Sự cầu nguyện làm mới lại trong lòng người lớn tuổi lời hứa chung thủy và phép lành của Thiên Chúa. Người già tìm lại sự cầu nguyên và làm chứng cho sự quyền năng của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu không bao giờ từ chối lời cầu nguyện của những người đang cần sự giúp đỡ. Những người già, vì lý do sự yếu đuối của mình, có thể dạy cho những người của những lứa tuổi khác rằng tất cả chúng ta cần phải phó thác cho Chúa, cần cầu khẩn sự phù giúp của Người. Trên chiều hướng này, tất cả chúng ta phải học hỏi tuổi già : phải, được sống thọ là một ơn phúc, được hiểu như sự phó mặc bản thân cho sự chăm sóc của người khác, bắt đầu bởi chính là Thiên Chúa.
Như thế, có một « huấn quyền của sự mong manh », không che dấu những yếu đuối của mình, không. Những yếu kém là có thực, là một thực tế và có một huấn quyền của sự mỏng giòn, mà tuổi già có khả năng nhắc nhở chúng ta một cách khả tín suốt cuộc đời của con người. Không che dấu tuổi già, không che dấu những mong manh của tuổi già. Đó là một bài học cho tất cả chúng ta. Huấn quyền này mở ra một chân trời mang tính quyết định cho cuộc cải cách của nền văn minh riêng của chúng ta. Một cuộc cải cách từ nay trở thành cần thiết cho lợi ích của sự chung sống của tất cả mọi người. Sự kiện gạt ra ngoài lề những người già, trên mặt khái niệm cũng như thực tế, làm hư hỏng tất cả các giai đoạn của cuộc đời, chứ không chỉ giai đoạn của tuổi già. Mỗi người trong chúng ta ngày nay có thể nghĩ tới những người già trong gia đình : quan hệ của chúng ta với các cụ như thế nào, liệu tôi có nhớ tới các cụ không ? liệu tôi có đi thăm viếng các cụ không ? Tôi có coi chừng để các cụ không thiếu thốn gì không ? Tôi có tôn trọng các cụ không ? Những người lớn tuổi đang sống trong gia đình tôi, mẹ, cha, ông bà nội ngoại, chú, bác, cô dì, bè bạn, tôi có xóa bỏ họ ra khỏi cuộc đời tôi không ? Hay là tôi đến với họ để tìm kiếm sự khôn ngoan, sự khôn ngoan của cuộc đời ? Bạn đừng quên, cả bạn nữa, tuổi già cũng sẽ đến với bạn. Tuổi già đến với tất cả mọi người. Và nếu bạn muốn được đối xử như thế nào khi về già, thì bây giờ bạn hãy đối xử với các cụ như thế. Các cụ là ký ức của gia đình, ký ức của nhân loại, ký ức của đất nước. Chăm sóc những người cao tuổi vốn là sự khôn ngoan. Cầu xin Chúa ban cho những người cao tuổi, vốn là thành viên của Hội Thánh, lòng rộng lượng của lời cầu khẩn và của sự khiêu khích này. Cầu xin lòng tin cậy nơi Chúa truyền lại cho chúng tôi. Và điều này, để cho mọi người, trong họ, trong chúng ta và trong các con cái của chúng ta.
Copyright © Libreria Editrice Vaticana
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
Catéchèse : « nous devons tous apprendre de la vieillesse » – ZENIT – Francais
ĐGH Phanxicô tuyên bố rằng « tất cả chúng ta phải học hỏi tuổi già ». « Phải, ngài khẳng định, sống thọ là một ơn phúc, được hiểu như là sự phó thác bản thân cho sự săn sóc của người khác, bắt đầu là bởi chính Thiên Chúa »
Trong bài giáo lý thứ 12 về tuổi già, hôm thứ tư 01/6/2022, Đức Giáo Hoàng bình giảng Thánh Vịnh 70 và đặc biệt nhất là câu « Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà bóng xế, chớ bỏ rơi khi sức lực suy tàn ».
Đức Giáo Hoàng mời gọi « đừng che dấu tuổi già, đừng che dấu những mỏng manh của tuổi già ». Ngài nói về một « huấn quyền của sự mong manh », nó « mở ra một chân trời quyết định đối với sự cải tiến của nền văn minh của chính chúng ta ». Cuộc « cải cách » này « từ nay không thể thiếu cho sự tốt đẹp của sự chung sống của tất cả mọi ngườỉ, ngài ghi nhận, bởi vì « sự gạt bỏ người già ra ngoài lề xã hội, cả về khái niệm lẫn thực tế, làm hỏng mọi giai đoạn của cuộc đời, chứ không chỉ giai đoạn tuổi già ».
Đức Giáo Hoàng lên tiếng chống lại « cái văn hóa chất thải này », « cái xã hội của chất thải này » trong đó, những người lớn tuổi « bị gạt ra ngoài », bị lừa dối, « bị bỏ rơi không săn sóc », « bị thương tích bởi những hình thức khinh rẻ và hăm dọa ». « Những người già bị bỏ vào một xó của cuộc sống », Đức Giáo Hoàng nói.
Và ngài nhắc lại : « Bạn đừng quên rằng cả bạn nữa, tuổi già của bạn sẽ đến. Tuổi già đến với mọi người. Và cùng một cách mà bạn thích được đối xử vào lúc tuổi già, thì bạn hãy đối xử với những người già ngày hôm nay »
Những người già là « kho tàng », « là sự khôn ngoan », Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, những người già là ký ức của gia đình, ký ức của nhân loại, ký ức của đất nước ».
Bài Giáo Lý (Bản dịch toàn văn)
Thân chào quý anh chị em !
Lời cầu nguyện tuyệt vời của người già mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Vịnh 70 mà chúng ta đã nghe đọc, khuyến khích chúng ta suy ngẫm về sự căng thẳng mạnh mẽ trong tình trạng tuổi già, khi mà ký ức của những gian lao đã được vượt qua và những ân huệ đã thu nhận, bị thử thách về đức tin và về hy vọng.
Thử thách xuất hiện với sự yếu đuối, đồng hành với sự mỏng giòn và dễ tổn hại của tuổi già. Thánh vịnh gia – một người lớn tuổi hướng lên Chúa – đề cập một cách rõ ràng sự kiện là quy trình này trở thành một cơ hội để bỏ rơi, để lường gạt, để áp bức và để lạm dụng đang đổ xuống đầu những người già cả. Một hình thức hèn nhát trong đó xã hội của chúng ta đang chuyên biệt hóa. Đúng vậy ! Trong cái xã hội chất thải này, cái nền văn hóa chất thải này, những người già nua đã bị tách ra và phải chịu đựng những chuyện đó. Quả thật, không thiếu gì những người lợi dụng tuổi tác của người già để lường gạt, để đe dọa với trăm phương ngàn kế. Chúng ta thường đọc trên báo chí và nghe tin tức về những người già đã bị lừa đảo không thương tiếc để chiếm hữu tiền tiết kiệm của các cụ ; hay bị bỏ rơi không được bảo vệ hay bỏ rơi không được chăm sóc ; hay bị thương tích bởi những hình thức khinh miệt và đe dọa để các cụ từ bỏ quyền lợi của mình, Kể Cả trong gia đình – và điều đó là trầm trọng – những sự độc ác như thế đã diễn ra kể cả trong các gia đình. Những người già bị tách rời ra xa, bị bỏ rơi trong những nhà người già, con cái không đến viếng thăm, hay có đến thì cũng rất ít khi trong một năm. Những người già bị bỏ trong một xó của cuộc đời. Và điều đó đã xẩy ra : điều này xẩy ra trong ngày hôm nay, điều đó xẩy ra trong các gia đình, điều đó luôn xẩy ra. Chúng ta phải suy nghĩ về chuyện đó.
Toàn thể xã hội phải mau chóng chăm sóc những người lớn tuổi – các cụ vốn là kho báu ! -, ngày càng nhiều và thường bị bỏ rơi. Khi chúng ta nghe nói về người già bị mất hết sự tự chủ, mất hết sự an ninh, thậm chí cả nhà cửa của mình, chúng ta hiểu rằng xã hội hai mặt thời nay đối với tuổi già không phải là một vấn đề khẩn cấp, mà là một nét của cái văn hóa chất thải đang đầu độc thế giới chúng ta đang sống. Người già của Thánh Vịnh phó thác cho Thiên Chúa sự nản lòng của mình, ngài nói : « quân thù định nặng lời chống đối, quân rình hại mạng con đã nhất trí bầy mưu, bảo nhau rằng : ‘‘Thiên Chúa bỏ hắn rồi, cứ truy nã, bắt hắn đi, chả có ai cứu hắn đâu mà’’ (Tv 70 10-11). Các hậu quả là sinh tử. Tuổi già không chỉ mất đi phẩm giá của mình, mà người ta không chắc là sống thọ đã là tốt. Như vậy, chúng ta có cái cám dỗ là che dấu sự mỏng giòn của chúng ta, che dấu bệnh tật, tuổi tác và tuổi già của chúng ta, bởi vì chúng ta sợ rằng nó là bước đầu của sự mất đi phẩm giá của chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi : liệu có nhân bản khi đưa dẫn tới ý thức này không ? Làm sao mà nền văn minh hiện đại, quá tiên tiến, quá hữu hiệu, lại có thể không thoải mái với bệnh tật và tuổi già, lại dấu bệnh tật, dấu tuổi già ? Và làm sao mà chính trị, rất gắn liền với việc định ra những giới hạn của một cuộc sống xứng đáng, lại đồng thời vô cảm với phẩm giá của một sự chung sống yêu thương với những người già và người bệnh hoạn ?
Ông cụ già của Thánh Vịnh mà chúng ta đã nghe, ông cụ già đó đã nhìn thấy tuổi già của mình như một sự thất bại, tìm lại được lòng tin tưởng vào Chúa. Ông cụ cảm thấy cần được phù giúp. Và ông cụ đã hướng lên Thiên Chúa. Thánh Augustinô, khi bình giảng bài Thánh Vịnh này, đã khuyến nghị ông cụ : « Cụ đừng sợ bị bỏ rơi trong tuổi già của cụ. […] Tại sao cụ lại sợ rằng [Chúa] bỏ rơi cụ, sợ Người đặt cụ vào thời gian của tuổi già, khi sức mạnh của cụ bị suy yếu ? Quả vậy, chính vào thời điểm đó mà sức mạnh của Người sẽ ở trong cụ, khi sức lực của cụ thiếu đi » (Pl 36, 881-882). Và vị Thánh Vịnh gia đã khẩn cầu : « Ngài công chính, xin cứu vớt và giải thoát con, ghé tai nghe và thương cứu độ. Xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn, như thành trì để cứu độ con, núi đá và thành trì bảo vệ con, chính là Ngài (Tv 90, 2-3). Lời cầu khẩn chứng minh sự trung thành của Thiên Chúa và đặt thành vấn đề khả năng của Người làm lay động những lương tâm bị chuyển hướng bởi sự vô cảm đối với dụ ngôn về cuộc đời trần thế, vốn phải được giữ cho toàn vẹn. Ông cụ còn cầu nguyện như sau : « Lạy Thiên Chúa, xin đừng nỡ xa con ; lạy Thiên Chúa, xin Ngài mau trợ giúp ! Ước chi những người muốn hại mạng sống con, đều phải chịu nhục nhã ê chề ; kẻ tìm cách gây họa cho con, phải muôn vàn nhuốc nhơ xấu hổ ! » (c. 12-13).
Quả vậy, sự hổ thẹn phải đổ xuống cho những kẻ lợi dụng sự yếu đuối vì bệnh hoạn và vì tuổi già. Sự cầu nguyện làm mới lại trong lòng người lớn tuổi lời hứa chung thủy và phép lành của Thiên Chúa. Người già tìm lại sự cầu nguyên và làm chứng cho sự quyền năng của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu không bao giờ từ chối lời cầu nguyện của những người đang cần sự giúp đỡ. Những người già, vì lý do sự yếu đuối của mình, có thể dạy cho những người của những lứa tuổi khác rằng tất cả chúng ta cần phải phó thác cho Chúa, cần cầu khẩn sự phù giúp của Người. Trên chiều hướng này, tất cả chúng ta phải học hỏi tuổi già : phải, được sống thọ là một ơn phúc, được hiểu như sự phó mặc bản thân cho sự chăm sóc của người khác, bắt đầu bởi chính là Thiên Chúa.
Như thế, có một « huấn quyền của sự mong manh », không che dấu những yếu đuối của mình, không. Những yếu kém là có thực, là một thực tế và có một huấn quyền của sự mỏng giòn, mà tuổi già có khả năng nhắc nhở chúng ta một cách khả tín suốt cuộc đời của con người. Không che dấu tuổi già, không che dấu những mong manh của tuổi già. Đó là một bài học cho tất cả chúng ta. Huấn quyền này mở ra một chân trời mang tính quyết định cho cuộc cải cách của nền văn minh riêng của chúng ta. Một cuộc cải cách từ nay trở thành cần thiết cho lợi ích của sự chung sống của tất cả mọi người. Sự kiện gạt ra ngoài lề những người già, trên mặt khái niệm cũng như thực tế, làm hư hỏng tất cả các giai đoạn của cuộc đời, chứ không chỉ giai đoạn của tuổi già. Mỗi người trong chúng ta ngày nay có thể nghĩ tới những người già trong gia đình : quan hệ của chúng ta với các cụ như thế nào, liệu tôi có nhớ tới các cụ không ? liệu tôi có đi thăm viếng các cụ không ? Tôi có coi chừng để các cụ không thiến thốn gì không ? Tôi có tôn trọng các cụ không ? Những người lớn tuổi đang sống trong gia đình tôi, mẹ, cha, ông bà nội ngoại, chú, bác, cô dì, bè bạn, tôi có xóa bỏ họ ra khỏi cuộc đời tôi không ? Hay là tôi đến với họ để tìm kiếm sự khôn ngoan, sự khôn ngoan của cuộc đời ? Bạn đừng quên, cả bạn nữa, tuổi già cũng sẽ đến với bạn. Tuổi già đến với tất cả mọi người. Và nếu bạn muốn được đối xử như thế nào khi về già, thì bây giờ bạn hãy đối xử với các cụ như thế. Các cụ là ký ức của gia đình, ký ức của nhân loại, ký ức của đất nước. Chăm sóc những người cao tuổi vốn là sự khôn ngoan. Cầu xin Chúa ban cho những người cao tuổi, vốn là thành viên của Hội Thánh, lòng rộng lượng của lời cầu khẩn và của sự khiêu khích này. Cầu xin lòng tin cậy nơi Chúa truyền lại cho chúng tôi. Và điều này, để cho mọi người, trong họ, trong chúng ta và trong các con cái của chúng ta.
Copyright © Libreria Editrice Vaticana
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
Catéchèse : « nous devons tous apprendre de la vieillesse » – ZENIT – Francais