Lời ĐGH Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
NOVEMBRE 14, 2022 18:44 HÉLÈNE GINABAT – ANGÉLUS, PAPE FRANÇOIS
Kinh Truyền Tin ngày 13 tháng 11 năm 2022, Quảng Trường Thánh Phêrô
Sự kiên trì, ĐGH Phanxicô nói, đó là « xây dựng điều thiện mỗi ngày », « bền bỉ ở trong điều thiên, nhất là khi thực tế chung quanh chúng ta thúc đẩy chúng ta đi làm chuyện khác ». Đó là những gì ĐGH Phanxicô đã khẳng định trước đám đông hiện diện hôm chúa nhật trên Quảng Trường Thánh Phêrô cho buổi đọc Kinh Truyền Tin truyền thống.
Trước kinh kính Đức Mẹ Maria hôm chúa nhật 13/11/2022, từ cửa sổ văn phòng của dinh Tông Tòa Vatican, ĐGH Phanxicô đã nói với đám đông khoảng chừng 30 000 người tụ tập trên Quảng Trường Thánh Phêrô, con số do sở cảnh sát Vatican cung cấp. Bình giảng bài Phúc Âm trong ngày, trong đó Chúa tuyên bố trước đền thờ Giêrusalem rằng một ngày kia « tất cả sẽ bị phá hủy », Người đã mời gọi đừng quá bám lấy những « thực tế thế gian » vốn mau qua.
Kiên trì, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, đó là « quyết định xây dựng trên những gì không qua đi », trên « những gì thực sự đáng kể » chứ không trên « những công trình của đôi bàn tay chúng ta », « những thành công của chúng ta », « những truyền thống của chúng ta » hay « những biểu tượng của chúng ta ». ĐGH Phanxicô đã cảnh báo chúng ta về mối nguy là « dâng hiến cuộc sống của mình cho cái gì sẽ bị phá hủy » và « quên xây dựng » những gì không qua đi, « xây dựng trên lời của Người, trên tình yêu và trên sự thiện ».
Đức Giáo Hoàng đã mời gọi hãy « bền bỉ » trong « đức tin, chân lý và bác ái », không nản lòng hay để mình bị ảnh hưởng bởi những kẻ khác. Kiên trì, chính là « ở lại trong sự thiện » Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, khi mời gọi hãy tự hỏi : « lời cầu nguyện của tôi và sự phục vụ của tôi có tùy thuộc những hoàn cảnh hay một trái tim vững vàng trong Chúa không ? ». Và kết luận : sự kiên trì là « phản ánh của tình yêu của Thiên Chúa trên thế gian » vốn là « chung thủy », « kiên trì » và « không hề thay đổi ».
Lời ĐGH Phanxicô trước Kinh Truyền Tin
Thân chào quý anh chị em, chúc ngày chúa nhật tốt đẹp !
Bài Phúc Âm ngày hôm nay đưa chúng ta lên Giêrusalem, vào nơi cực thánh : Đền Thờ. Ở đó, chung quanh Chúa Giêsu, đã có mấy ngưởi nói về sự huy hoàng của công trình xây dựng đồ sộ này, « được trang hoàng bằng những viên đá đẹp » (Lc 21,5). Nhưng Chúa phán : « Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tài phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào » (c.6). Rồi Người gia tăng liều lượng, bằng cách giải thích cách nào, trong lịch sử, gần như mọi thứ sụp đổ : sẽ có, Người phán, những cuộc cách mạng và những cuộc chiến tranh, những trận động đất, những nạn đói kém, những trận dịch hạch và những cuộc bách hại (x. c.9-17) ; Như để nói ; đừng quá tin tưởng vào những thực tế dưới đất : chúng qua đi. Đó là những lời khôn ngoan, nhưng chúng có thể mang đến cho chúng ta một chút đắng cay : nhiều chuyện đã không tốt rồi, tại sao Chúa lại còn phải đưa ra những lời tiêu cực như thế nữa ? Thực tế, chủ ý của Người không phải là tiêu cực, mà là chuyện khác, chính là để ban cho chúng ta một giáo huấn quý giá, nghĩa là phương cách thoát ra khỏi cái tình trạng tạm bợ này. Và giải pháp là gì ? Làm thế nào ra khỏi cái thực tế cứ qua đi, qua đi và sẽ không tồn tại nữa ?
Đó là một câu có lẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên. Chúa Kitô bầy tỏ nó trong câu cuối cùng của bài Phúc Âm, khi Người phán : « Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình » (c.19). Kiên Trì. Đây là cái gì ? Từ ngữ này chỉ cho thấy là phải « rất nghiêm ngặt » ; Nhưng nghiêm ngặt trong ý nghĩa nào ? Với bản thân mình, bằng cách coi mình không xứng đáng sao ? Không. Với người khác, trở nên cứng ngắc, không lay chuyển được sao ? Cũng không nữa. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta phải « nghiêm khắc », trung thành, kiên trì trong những gì Người trân quý, trong những gì đáng kể. Bởi vì, cái gì thực sự đáng kể, nhiều khi không trùng hợp những gì thu hút sự quan tâm của chúng ta, nhiều khi, giống như nghững người đó trong đền thánh, chúng ta đặt ưu tiên cho những công trình của bàn tay chúng ta, cho những sự thực hiện của chúng ta, cho những truyền thống tôn giáo và dân sự của chúng ta, cho những biểu tượng thánh thiêng và xã hội của chúng ta. Tốt, nhưng chúng ta đã cho chúng quá nhiều ưu tiên. Đó là những chuyện quan trọng nhưng chúng sẽ qua đi. Thay vì thế, Chúa Giêsu phán phải tập trung vào những gì còn lại, tránh xa việc cống hiến cuộc đời mình để xây dựng cái gì để rồi nó sẽ bị phá hủy, như ngôi đền thờ này, và quên xây dựng những gì không sụp đổ, xây dựng trên lời của Người, trên tình yêu, trên điều thiện. Quý anh chị em hãy kiên trì, hãy nghiêm chỉnh và dứt khoát khi xây dựng trên những gì sẽ không qua đi.
Kiên tri là như thế đó : đó là xây dựng điều thiện mỗi ngày. Kiên trì, đó là bền bỉ ở trong sự thiện, nhất là khi thực tế vây quanh chúng ta thúc đẩy chúng ta làm chuyện khác. Chúng ta hãy lấy vài thí dụ ; Tôi biết rằng cầu nguyện là quan trọng, nhưng như mọi người, tôi cũng có nhiều việc phải làm, và như thế tôi khất lại : « Không, bây giờ con mắc bận, con không thể, con sẽ làm sau ». Hay là, tôi thấy nhiều người gian xảo lợi dụng tình thế, họ « lách » luật, và tôi cũng ngừng quan sát họ, để kiên trì trong công lý và luật pháp : « Nhưng nếu những người gian xảo đó đã làm được, thì tôi cũng làm ». Quý anh chị em chờ đợi điều này sao ? Một lần nữa : tôi làm một dịch vụ trong Hội Thánh, cho cộng đoàn, cho người nghèo, nhưng tôi thấy nhiều người trong lúc nhàn rỗi chỉ nghĩ đến chuyện vui chơi, và rồi tôi muốn để họ yên và làm theo họ. Bởi vì tôi không nhìn thấy kết quả hay tôi buồn chắn hay là điều đó không làm cho tôi hạnh phúc.
Kiên trì, trái lại, là ở trong điều thiện. Chúng ta hãy tự hỏi : sự kiên trì của tôi như thế nào ? Tôi có bền bỉ hay là tôi chỉ sống đức tin, công lý và bác ái tùy thời tùy lúc : nếu tôi thích thì tôi cầu nguyện, nếu điều đó hợp ý tôi, thì tôi đúng đắn, sẵn sàng và tử tế, trong khi, nếu tôi không bằng lòng, nếu không ai cảm ơn tôi, tôi có dừng lại hay không ? Tóm lại, lời cầu nguyện của tôi và sự phục vụ của tôi có tùy thuộc vào những hoàn cảnh hay vào một trái tim vững vàng trong Chúa không ? Nếu chúng ta kiên trì, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta, chúng ta chẳng phải sợ hãi gì cả, thậm chí trong những biến cố buồn thảm và xấu xa của cuộc sống, kể cả trong cái xấu xa mà chúng ta nhìn thấy xung quanh chúng ta, bởi vì chúng ta bám rễ ở trong sự thiện. Văn hào Dostoïevski đã viết : « Anh em đừng sợ tội lỗi của con người, anh em hãy yêu mến con người trên thế gian » (Anh Em Nhà Karamazov ; II,6,3g). Sự kiên trì là phản ánh tình yêu của Thiên Chúa xuống thế gian, bởi vì tình yêu của Thiên Chúa là chung thủy, là kiên trì, là không hề thay đổi.
Cầu xin Đức Mẹ, nữ tỳ của Chúa kiên trì trong cầu nguyện (x. Cv 1,12) tăng cường sự bền bỉ cho chúng ta.
© Traduction de Zenit, Hélène Ginabat
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
Persévérer, c’est « construire le bien chaque jour » – ZENIT – Francais